Ngành Khoa học Vật liệu: Không chỉ là nghiên cứu trong phòng lab

Ngành Khoa học Vật liệu: Không chỉ là nghiên cứu trong phòng lab

Ngành Khoa học Vật liệu: Không chỉ là nghiên cứu trong phòng lab

Ngày đăng: 21/07/2025

🎯 [HOT TREND] NGÀNH KHOA HỌC VẬT LIỆU VÀ NGÀNH CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU - KHÔNG CHỈ NGHIÊN CỨU TRONG PHÒNG LAB, MÀ CÒN BƯỚC RA THẾ GIỚI THẬT 🔬

🧐 Bạn đã từng tự hỏi:

  • Kim loại cứng sao lại dẻo?
  • Màn hình điện thoại trong suốt sao "dẫn điện"?
  • Vỏ máy bay nhẹ sao lại bền thế?
  • Polyme mà phân hủy sinh học được sao?
  • Hay nhựa làm sao lại có thể kháng khuẩn…?

👉 TẤT CẢ đều liên quan đến KHOA HỌC VẬT LIỆU – một ngành học “ẩn mình” nhưng lại hiện diện khắp mọi nơi trong cuộc sống!

🚀 Học Khoa học Vật liệu có gì “cool”?
 💼 Không chỉ học lý thuyết suông, bạn sẽ:
 + Trực tiếp đến doanh nghiệp, nhà máy, trung tâm R&D để “mắt thấy tay làm”
 + Gặp gỡ cựu sinh viên & chuyên gia đang làm ở các tập đoàn hàng đầu
 🔬 Tự tay chế tạo vật liệu mới: từ màng bao bì, vật liệu sinh học mực in bảo mật và polymer xịn xò!

🎓 Ra trường làm gì? Đừng lo, đã có sẵn lối đi!
 Ngành Khoa học Vật liệu:
 Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học Vật liệu thường có thế mạnh về nghiên cứu, phân tích và phát triển các loại vật liệu mới. Đây là những người đi tiên phong trong việc tìm ra những tính chất đột phá của vật liệu. Các vị trí công việc tiêu biểu:

  • R&D Scientist: Sáng tạo vật liệu mới trong phòng thí nghiệm và tập đoàn công nghệ.
  • Analyst & Application Engineer: Phân tích, kiểm soát chất lượng và tìm ứng dụng mới cho vật liệu.
  • Kỹ sư Vật liệu & Materials Data Scientist: Phát triển vật liệu cho công nghệ cao, dùng AI để dự đoán tính chất.
  • Tư vấn khoa học, giảng viên: Cung cấp giải pháp vật liệu, giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu.

Ngành Công nghệ Vật liệu:
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Vật liệu có thế mạnh về ứng dụng kiến thức vật liệu vào thực tiễn sản xuất và quy trình công nghiệp. Họ là những người đưa vật liệu từ phòng thí nghiệm ra thị trường, giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến lựa chọn, chế tạo và xử lý vật liệu. Các vị trí công việc tiêu biểu:

  • Process/Manufacturing Engineer: Thiết kế, vận hành và tối ưu hóa quy trình sản xuất.
  • Quality & Materials Design Engineer: Đảm bảo chất lượng và lựa chọn vật liệu tối ưu.
  • Technical Sales Engineer: Kết hợp kỹ thuật và kinh doanh, tư vấn giải pháp vật liệu.
  • Nghiên cứu viên: Theo đuổi học thuật và nghiên cứu ứng dụng.

🔥 Bạn không cần “nghiện lab”, bạn cần đam mê sáng tạo!
 Học ngành này là cách để bạn tạo ra những sản phẩm giúp cuộc sống tốt hơn – thiết thực, thông minh và đầy cảm hứng!

📌 Theo dõi fanpage để biết thêm về chương trình học, hoạt động thực tế & cơ hội việc làm siêu “xịn”!
 🎒 Inbox ngay nếu bạn cần tư vấn tuyển sinh nhé!

Mã ngành xét tuyển: 

Ngành Khoa học Vật liệu (Chương trình tăng cường tiếng anh): 7440122_DKD

Ngành Khoa học Vật liệu (Chương trình đại trà): 7440122

Ngành Công nghệ Vật liệu: 7510402

👉 Từ ngày 16/7/2025 đến 17 giờ 00 ngày 28/7/2025, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển (NVXT) trên https://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn

  

Gặp gỡ chuyên gia và cựu sinh viên tại các tập đoàn công nghệ hàng đầu

 

Không chỉ học - còn "chạm " công nghệ

   

Tốt nghiệp Khoa học Vật liệu và Công nghệ Vật liệu - lối đi mở rộng: R&D, Kỹ sư Vật liệu, Process/Manufacturing engineer và hơn thế nữa 

--------------------------------------

📍 Thông tin liên hệ:

Địa chỉ:

Cơ sở 1: 227 đường Nguyễn Văn Cừ, Phường Chợ Quán, Thành phố Hồ Chí Minh.

Cơ sở 2: Khu đô thị Đại học Quốc gia (Phường Đông Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh)

📞 Điện thoại/Fax: (028) 38350831

📧 Email: mst.hcmus@gmail.com

🌐 Website: https://mst.hcmus.edu.vn/

👍 Fanpage: facebook.com/MSTFaculty

📹 Youtube: https://www.youtube.com/@khoakhoahocvacongnghevatlieu

#KhoahocvaCongngheVatlieu #HCMUS #KHTN #mst@HCMUS #2007