Phân tích, so sánh CTĐT giữa ngành Khoa học vật liệu và ngành Công nghệ vật liệu
Ngày đăng: 19/04/2023
Phân tích, so sánh CTĐT giữa ngành Khoa học vật liệu và CTĐT ngành CNVL
Bảng dưới đây so sánh tổng thể 2 CTĐT giữa ngành Khoa học vật liệu (KHVL) và CNVL:
Bảng 1: So sánh tổng thể 2 chương trình đào tạo giữa ngành KHVL và ngành CNVL
Khối kiến thức |
Chi tiết |
Ngành KHVL*
|
Ngành CNVL* |
Nhận xét |
Đại cương |
Lý luận chính trị |
10 |
65 |
11 |
65 |
CTĐT ngành Khoa học Vật liệu đang áp dụng là 142 tín chỉ. Hiện tại Trường ĐH KHTN đang rà soát lại giai đoạn đại cương, trong đó các tín chỉ Toán và KHTN sẽ giảm. Do đó, từ năm 2016 kiến thức giai đoạn đại cương của 2 ngành là tương nhau. Phần ngoại ngữ của ngành Khoa học Vật liệu là tiếng Anh tổng quát, ngành CNVL là tiếng Anh chuyên ngành |
Khoa học xã hội |
7 |
9 |
Ngoại ngữ |
12 |
12 |
Toán–Khoa học tự nhiên |
36 |
32 |
Cơ sở ngành |
Khoa học vật liệu |
34 |
37 |
18 |
35 |
Ngành Khoa học Vật liệu: 14,8 % kiến thức về công nghệ
Ngành CNVL: 58,3 % kiến thức về công nghệ |
Công nghệ vật liệu |
3 |
17 |
Ngành |
Khoa học vật liệu |
22 |
40 |
13 |
43 |
Công nghệ vật liệu |
18 |
30 |
Tổng số tín chỉ |
142 |
143 |
* Số tín chỉ thực hành, thực tế, học tập kỹ năng mềm.
Bảng 1 cho thấy, CTĐT giữa 2 ngành Khoa học Vật liệu và CNVL giống nhau khoảng 65%, 35% còn lại là trang bị các kiến thức công nghệ của ngành. Ngoài ra, Khoa Khoa học và Công nghệ Vật liệu có trên 60% đội ngũ cán bộ giảng dạy tại được đào tạo bài bản sau đại học, được tiếp cận với các công nghệ hiện đại tại các nước tiên tiến trên thế giới, đã và đang thực hiện nhiều đề tài NCKH các cấp và hằng năm có nhiều công bố khoa học trên các tạp chí quốc tế uy tín. Điều này cho thấy Khoa Khoa học và Công nghệ Vật liệu hoàn toàn có khả năng thực hiện CTĐT ngành CNVL.
Phân tích, so sánh chuẩn đầu ra CTĐT giữa ngành Khoa học Vật liệu và CTĐT ngành CNVL (Phụ lục 1 & 3):
Về kiến thức: CTĐT ngành CNVL được phát triển từ CTĐT ngành Khoa học Vật liệu với lợi điểm lớn nhất là kiến thức khoa học về chuyên ngành Khoa học Vật liệu vững và rộng, tập trung vào các hướng hóa học cơ bản nhưng thiếu định hướng trong các ngành ứng dụng cụ thể. Hạn chế này được khắc phục và phát triển trong xác định chuẩn đầu ra của CTĐT ngành CNVL. Kiến thức ngành được xác định rõ các mức độ thực hiện như từ việc áp dụng đến tổng hợp điều chế, và phát triển lên mức đánh giá, quản lý tổng hợp và tối ưu hóa trên đối tượng cụ thể là các quy trình công nghệ, kỹ thuật và sản phẩm. So với CTĐT ngành Khoa học Vật liệu thì CTĐT ngành CNVL xác định rõ phạm vi các hướng ứng dụng trong CTĐT, chủ yếu tập trung đào tạo nhân lực cho khâu nghiên cứu phát triển, quản lý, đánh giá chất lượng sản phẩm. Các kỹ năng chuyên môn cũng được xác định với mức độ bằng hoặc cao hơn chương trình Khoa học Vật liệu, trong đó chú trọng ở khả năng sử dụng, vận hành thiết bị kỹ thuật hiện đại.
Về ngoại ngữ: CTĐT ngành CNVL tăng cường trình độ ngoại ngữ trong quá trình đào tạo, đảm bảo sau khi tốt nghiệp, nguồn nhân lực này có khả năng sử dụng tiếng Anh chuyên môn trong giao tiếp và trong công việc một cách tự tin và chuẩn xác. Mức độ này được xác định cao hơn chương trình Công nghệ Vật liệu, cụ thể là sinh viên phải đạt chuẩn trình độ ngoại ngữ tốt nghiệp tối thiểu đạt bậc 3/6 theo KNLNNVN (tương đương B1 theo CEFR) theo Quyết định số 170/QĐ-ĐHQG ngày 27/02/2018 của Giám đốc Đại học Quốc gia Tp.HCM về việc ban hành Quy chế Chuẩn trình độ ngoại ngữ tại ĐHQG Tp.HCM. Chứng chỉ ngoại ngữ bao gồm các loại chứng chỉ đủ 4 kỹ năng nghe nói, đọc, viết với mức độ tối thiểu sau đây:
+ Chứng chỉ VNU-EPT đạt 176 do ĐHQG-HCM cấp
+ Chứng chỉ IELTS 4.5 do British Council hoặc IDP Australia cấp
+ Chứng chỉ TOEFL: 450 ITP, 133CBT, 45 iBT do ETS cấp
+ Chứng chỉ TOEIC 450 do ETS cấp
+ Chứng chỉ PET do Cambridge cấp.
+ Chứng chỉ BEC Preliminary
+ Chứng chỉ BULATS 40
+ Chứng chỉ VNU-EPT 176
Về mặt kỹ năng: CTĐT ngành CNVL phát triển các kỹ năng cho người học cao hơn một mức so với chương trình Công nghệ Vật liệu để đảm bảo nguồn nhân lực được đào tạo có cả khả năng làm việc độc lập, tự tin lẫn hợp tác làm việc trong cộng đồng, tập thể hiệu quả và khả năng lãnh đạo.
Phân tích đối sánh với CTĐT trong nước và quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ vật liệu.
Khi so sánh chương trình đào tạo của ngành Công nghệ vật liệu mà chúng tôi đang đề xuất với các chương trình đào tạo hiện nay của các trường cho thấy về cấu trúc chương trình đào tạo có sự tương đồng về số lượng tín chỉ (120-140 tín chỉ), khối lượng giữa kiến thức đại cương và kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành.
Khối kiến thức |
Ngành CNVL – Trường ĐHKHTN |
Ngành KTVL- Đại học Bách khoa |
Ngành CNVL- ĐHSPKT |
Đại học Virginia |
Đại học Stanford |
Đại cương |
45,1% |
48% |
49% |
Chương trình đào tạo ngành CNVL có 31 môn học tương đương về nội dung và số tín chỉ với ngành khoa học và kỹ thuật vật liệu của Trường ĐH Virginia |
43 |
Cơ sở ngành |
24,6% |
25% |
51% |
60 |
Chuyên ngành + bổ trợ |
30,3% |
27% |
Tổng tín chỉ |
143 |
142 |
134 |
103 units |
Điểm giống và khác nhau nhau giữa ngành CNVL với các CTĐT được so sánh
Điểm giống nhau: Các ngành đều có sự tương đương về khối lượng và sự phân bổ kiến thức giữa các giai đoạn đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành.
Điểm khác nhau:
-
Ngành CNVL tập trung đào tạo chuyên sâu kiến thức cũng như các kỹ năng thực hành về lĩnh vực vật liệu cấu trúc nano và vật liệu polymer.
-
Trong các môn học thực hành, thực tập thực tế (22 tín chỉ) người học được tiếp cận với các máy móc, trang thiết bị hiện đại, điều kiện làm việc thực tế, nâng cao trình độ ngoại ngữ thông qua các chương trình hợp tác, phối hợp của Khoa với các phòng thí nghiệm, Trung tâm, Trường đại học trong nước và quốc tế.
Điểm mạnh của ngành CNVL tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên
-
Ngành CNVL được xây dựng dựa trên nền tảng kinh nghiệm mà chúng tôi có được hơn 15 năm qua trong việc triển khai đào tạo ngành Khoa học vật liệu trình độ đại học. Do đó, chương trình đào tạo của chúng tôi có một số điểm mạnh như sau:
-
Tập trung đào tạo và phát triển các hướng chuyên ngành đặc thù và là thế mạnh của chúng tôi trong nhiều năm qua như vật liệu polymer và composit, vật liệu màng mỏng. Hơn nữa, nhu cầu xã hội đối với các chuyên ngành này ngày càng tăng.
-
Khối lượng các môn học thực hành, thực tế, học tập với doanh nghiệp, thực tập ngắn hạn tại các cơ sở đào tạo nước ngoài,… chiếm tỉ lệ 30% trong khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành, từ đó tạo điều kiện cho người học dễ dàng tìm được việc làm, tiếp thu và bắt nhịp nhanh với công việc. Đồng thời, chương trình đào tạo cũng giúp cho người học tăng cường năng lực ngoại ngữ, thuận lợi hơn trong học tập, làm việc trong môi trường quốc tế.
Minh chứng cho sự tương đồng này đó là sự liên thông trong chương trình đào tạo đại học và sau đại học với các trường khác thông qua các văn bản ký kết thỏa thuận hợp tác như:
- Chương trình đào tạo văn bằng đôi 3+1 hoặc 2+1+1 với Đại học Quốc gia Chung nam – Hàn Quốc.
- Chương trình đào tạo đại học 3+1 với Đại học Quốc gia Thanh Hoa – Đài Loan.
- Chương trình đào tạo thạc sĩ phối hợp 1+1 với Viện khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST).