Hướng nghiên cứu

Hướng nghiên cứu

Hướng nghiên cứu

Ngày đăng: 05/07/2023

PTNCS KHVL có định hướng hướng nghiên cứu là tạo ra các vật liệu polymer/ composite được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như y tế, môi trường, bảo quản thực phẩm, mỹ phẩm, vật liệu phân hủy sinh học... với các hướng cụ thể như sau:

  • Nghiên cứu vật liệu nano có chức năng vận chuyển thuốc trên giá mang khoáng sét MMT và Silica.
  • Khảo sát chiết xuất tinh dầu hay cao chiết từ nguồn thực vật tự nhiên ứng dụng trong lĩnh vực vật liệu mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và màng sinh học chức năng bảo quản.
  • Nghiên cứu chế tạo vật liệu polymer composite hay polymer nanocomposite - Ứng dụng trong lĩnh vực vật lệu nhựa kỹ thuật cao chịu lực và thời tiết (Ứng dụng làm vật liệu xây dựng, vách ngăn, bờ kè).
  • Nghiên cứu chế tạo vật liệu polymer nanocomposite sinh học có tính năng bảo quản, khả năng kháng khử khuẩn và nấm mốc - Ứng dung làm vật liệu bao bì bảo quản nông nghiệp, nhựa gia dụng, vải kháng khuẩn, bao bì thực phẩm, vật dụng y tế, màng sơn phủ, …
  • Nghiên cứu điều chế dung dịch khử khuẩn trên nền nhựa sinh học Chitosan/nanoAg - Ứng dụng làm dung dịch khử khuẩn cho vải vóc, giày da hoặc dung dịch vệ sinh tẩy rửa diệt khuẩn/nấm mốc.
  • Nghiên cứu chế tạo hỗn hợp polymer từ thực vật dễ phân hủy sinh học có khả năng hòa tan - Ứng dụng làm vật liệu màng bọc bảo quản thực phẩm – nông sản thân thiện môi trường.
  • Khảo sát tách chiết thu hồi các thành phần từ nguồn phế phẩm tro than xỉ nhiệt điện gây ô nhiễm - Ứng dụng chế tạo các loại vật liệu composite xây dựng trên nền polymer và vật liệu nano xử lý môi trường.
  • Khảo sát tái chế vật liệu polymer từ các loại rác thải nhựa khó phân hủy gây ô nhiễm - Ứng dụng tái sử dụng làm vật liệu composite xây dựng thân thiện môi trường.
  • Vật liệu composite giấy đá trên nền polymer.
  • Nghiên cứu chế tạo vật liệu biopolymer nanocomposite tương thích sinh học trên nền polymer gia cường bằng pha nano (khoáng sét MMT hay silica hay graphene - Ứng dụng làm vật liệu y sinh trong lĩnh vực màng trị bỏng, da nhân tạo, vật liệu cấy ghép khung cơ xương nhân tạo.
  • Nghiên cứu chế tạo vật liệu cảm biến sinh học - Ứng dụng làm cảm biến phát hiện nhanh các bệnh lý thông qua màng phủ tiếp xúc ngoài da.
  • Khảo sát chế tạo hỗn hợp masterbatch polymer chức năng - Ứng dụng trong lĩnh vực phụ gia cho ngành nhựa.
  • Nghiên cứu chế tạo vật liệu cấu trúc nano từ phế phẩm nông nghiệp/công nghiệp - Ứng dụng làm vật liệu có khả năng xử lý hấp phụ kim loại nặng và tạp chất hữu cơ trong môi trường nước ô nhiễm.
  • Nghiên cứu tổng hợp và biến tính graphene => Nghiên cứu ứng dụng làm tăng hoạt tính dẫn điện cho các polymer dẫn trong pin mặt trời hữu cơ.