Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Cử nhân ngành KHVL
Ngày đăng: 19/04/2023
CHUẨN ĐẦU RA CỬ NHÂN NGÀNH KHOA HỌC VẬT LIỆU
KHOA KH&CN VẬT LIỆU
a. Kiến thức
Có khả năng áp dụng kiến thức về toán học, hoá học, vật lý, sinh học và cơ sở khoa học vật liệu để tổng hợp và phân tích các tính chất của vật liệu tiên tiến, đặc biệt vật liệu thấp chiều (kích thước nano mét).
Dựa trên những kiến thức về khoa học vật liệu để phát triển những loại vật liệu mới trong các chuyên ngành vật liệu polymer và composite, vật liệu màng mỏng, vật liệu nano, vật liệu Từ, vật liệu y sinh nhằm ứng dụng vào trong đời sống và sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, y sinh học và môi trường.
Nắm được các cơ sở lý thuyết và công cụ nghiên cứu cần thiết để kiểm tra đánh giá tính chất vật liệu và hệ thống dây chuyền công nghệ sản xuất vật liệu.
Có khả năng vận dụng các công cụ hỗ trợ nghề nghiệp khác để khai thác tối đa các hoạt động kỹ năng chuyên ngành đã được đào tạo.
b. Các kỹ năng mềm
Kỹ năng và thái độ cá nhân: Chủ động và sẵn sàng chấp nhận rủi ro; Có tính kiên trì và linh hoạt; Có tư duy sáng tạo và Tư duy đánh giá; Có khả năng tự đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ bản thân; Có khả năng tự tìm hiểu và học tập suốt đời; Biết cách quản lý thời gian và nguồn lực.
Kỹ năng làm việc nhóm: Thành lập nhóm; Tổ chức hoạt động; quản lý và phát triển nhóm; Lãnh đạo nhóm.
Kỹ năng giao tiếp: Xây dựng phương thức giao tiếp; Giao tiếp bằng văn bản; Có kỹ năng thuyết trình; Kỹ năng nói; trình bày trước đám đông; Giao tiếp đa phương tiện.
Kỹ năng ngoại ngữ: Tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành.
Kỹ năng tin học: Tin học cơ bản và chuyên ngành.
Kỹ năng nghề nghiệp: Kiến thức nghề nghiệp và nghiệp vụ, kỹ năng phân tích, kỹ năng tư duy hệ thống, kỹ năng nghiên cứu khoa học.
c. Phương pháp nghiên cứu và khoa học
Xây dựng ý tưởng; Hình thành vấn đề; Thống kê tài liệu để xây dựng mô hình lý thuyết và quy trình giải quyết vấn đề, các giải thuyết; Xây dựng các giải pháp, quy trình thực hiện có tính hệ thống.
Thực nghiệm quy trình; khảo sát kết quả thực nghiệm, kiểm chứng, so sánh với mô hình lý thuyết và đánh giá tổng hợp.
d. Văn hoá và đạo đức nghề nghiệp
Hiểu được văn hoá nghề nghiệp
Có đạo đức nghề nghiệp
Có trách nghiệm nghề nghiệp
e. Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành
Hình thành ý tưởng: Bối cảnh xã hội có liên quan đến ngành nghề; Các yếu tố liên quan, ảnh hưởng đến đối tượng xem xét cụ thể trong chuyên môn (quy trình, hệ thống, sản phẩm chế tạo…); Nhận thức về cơ chế và quy trình hình thành các sản phẩm sẽ chế tạo.
Thiết kế và hình thành kỹ thuật: Thiết kế vật liệu và sản phẩm theo nhu cầu; Xây dựng các quy trình chế tạo vật liệu; Gia công và chế tạo sản phẩm.
Triển khai và vận hành: Thử nghiệm, kiểm tra, thực hiện quy trình; Đánh giá, thẩm định quy trình; Tối ưu hóa, cải tiến quy trình; Quản lý quá trình triển khai và vận hành.
f. Trình độ ngoại ngữ
Có trình độ tiếng Anh đủ để tiếp cận, sử dụng các tài liệu khoa và đạt chuẩn đầu ra B1.2 hoặc tương đương với các chứng chỉ như sau:
- Chứng chỉ VNU-EPT đạt 176 do ĐHQG-HCM cấp.
- Chứng chỉ IELTS 4.0 do BritishCouncil hoặc IDP Australia cấp
- Chứng chỉ TOEFL(iBT) 32 do ETS cấp
- TOEIC 4 kỹ năng do ETS cấp
- Chứng chỉ PET 80 do Cambridge cấp