GIẢI ĐÁP LOẠT THẮC MẮC CỦA “TEEN THPT” VỀ NGÀNH KHOA HỌC VẬT LIỆU VÀ NGÀNH CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU TẠI MST@HCMUS

GIẢI ĐÁP LOẠT THẮC MẮC CỦA “TEEN THPT” VỀ NGÀNH KHOA HỌC VẬT LIỆU VÀ NGÀNH CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU TẠI MST@HCMUS

GIẢI ĐÁP LOẠT THẮC MẮC CỦA “TEEN THPT” VỀ NGÀNH KHOA HỌC VẬT LIỆU VÀ NGÀNH CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU TẠI MST@HCMUS

Ngày đăng: 28/05/2024

Đối với “teen THPT", câu hỏi về sự lựa chọn ngành/nghề trong tương lai trước khi bước vào giảng đường Đại học luôn là vấn đề khiến đông đảo các bạn học sinh lẫn quý phụ huynh đều có những trăn trở nhất định. Đặc biệt là rất nhiều các thắc mắc xoay quanh về 02 ngành học Khoa học Vật liệu (KHVL) và Công nghệ Vật liệu (CNVL) của MST@HCMUS. Thấu hiểu được những lo lắng ấy, MST đã, đang và sẽ đồng hành, cùng giải đáp thắc mắc của sĩ tử trước kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2024.

Timeline ngành Công nghệ Vật liệu: 

Timeline ngành Khoa học Vật liệu: 

Đối với 02 ngành học Khoa học Vật liệu (KHVL) và Công nghệ Vật liệu (CNVL) của MST@HCMUS thì mỗi ngành đều mang tính liên ngành nhưng chương trình đào tạo được thiết kế khác nhau:

  • KHVL định hướng kiến thức theo bản chất khoa học của việc cấu thành và đánh giá các tính chất hình thành của vật liệu.
  • 03 Chuyên ngành :  Vật liệu Polymer và Composite ; Vật liệu màng mỏng ; Vật liệu y sinh.
  • Một số môn học bổ trợ: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học; Kỹ năng nâng cao năng lực học tập; Học tập với doanh nghiệp; Hệ thống quản lý chất lượng (QMS); Đồ án nghiên cứu; Kỹ năng làm việc chuyên nghiệp; Đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.
  • Link chương trình đào tạo ngành Khoa học Vật liệu (MÃ NGÀNH 7440122): http://www.mst.hcmus.edu.vn/dao-tao-dai-hoc/chuong-trinh-dao-tao

Tóm tắt nội dung ngành Khoa học Vât liệu :

Tóm tắt nội dung ngành Công nghệ Vât liệu : 

 

  • CNVL định hướng công nghệ cho việc tổng hợp, chế tạo và sản xuất cũng như quy trình đánh giá tính chất sản phẩm tạo thành từ công nghệ sản xuất.
  • 04 Chuyên ngành :  Công nghệ vật liệu polymer và composite;  Công nghệ vật liệu bán dẫn; Công nghệ vật liệu năng lượng tái tạo ; Công nghệ vật liệu y sinh.
  • Một số môn học bổ trợ : Phương pháp luận nghiên cứu khoa học; Kỹ năng nâng cao năng lực học tập; Học tập với doanh nghiệp; Hệ thống quản lý chất lượng (QMS); Thực tập doanh nghiệp; Kỹ năng làm việc chuyên nghiệp; Đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.
  • Link chương trình đào tạo ngành Công nghệ Vật liệu (MÃ NGÀNH 7440122):

http://www.mst.hcmus.edu.vn/dao-tao-dai-hoc/chuong-trinh-dao-tao

 

Hai ngành đều có đặc thù riêng và đều đáp ứng nhu cầu rất cần thiết của xã hội. Khả năng định hướng nhu cầu việc làm của ngành học không phụ thuộc vào điểm số đầu vào mà phụ thuộc khả năng tích lũy kiến thức, tinh thần học tập, kỹ năng và thái độ của người học sau khi ra Trường. Điểm đầu vào phụ thuộc xu hướng quan tâm và chất lượng của thí sinh nộp đăng ký nguyện vọng chọn ngành vào.

 

Theo thống kê ngành KHVL và CNVL luôn cho cơ hội và tiềm năng các vị trí công việc phù hợp là như nhau. Bên cạnh đó, mst@HCMUS còn thường xuyên tổ chức các Chương trình định hướng nghề nghiệp, truyền cảm hứng, cập nhật công nghệ từ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vật liệu và các hội thảo, seminar khoa học có sự tham gia của các diễn giả có uy tín trong nước và quốc tế. Trong chương trình đào tạo, sinh viên có nhiều cơ hội đi thực tập ngắn hạn ở các Đại học, Viện của các nước phát triển như Nhật, Đài Loan, Pháp, Thụy Sĩ,…

Hy vọng thông tin về các ngành học trong bài viết này sẽ giúp các bạn tham khảo cho lựa chọn của mình! Và đừng quên để lại câu hỏi hoặc bình luận để cùng nhau thảo luận và tìm hiểu thêm về ngành học thú vị này nhé!